[GIẢI ĐÁP]: Công thức tính thời gian chuẩn nhất năm 2023

Thời gian là gì? Công thức tính thời gian chuẩn nhất như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp và làm rõ trong nội dung bài viết này. Mời bạn đọc tham khảo cùng tham khảo chi tiết sau đây!

Thời gian là gì? Một số cách đo thời gian

Theo Wikipedia, thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra các sự kiện nhất định, biến cố và thời gian kéo dài chúng. Thời gian sẽ được xác định bằng số lượng chuyển động của các đối tượng có tính lặp đi lặp lại và thông thường có một thời điểm làm mốc gắn với một sự kiện nào đó.

Tìm hiểu về thời gian và công thức tính thời gian

Tìm hiểu về thời gian và công thức tính thời gian

Trong Vật lý, thời gian được định nghĩa bởi phép đo của chính nó; là những gì được đọc trên đồng hồ. Cụ thể, trong vật lý phi tương đối thì nó là một đại lượng vô hướng, giống như chiều dài, khối lượng và điện tích nên thường được mô tả như một đại lượng cơ bản.

Ngoài ra, các khái niệm về thời gian khác còn có thể được đúc rút ra bằng cách kết hợp giữa toán học với các đại lượng vật lý khác như chuyển động, động năng và những trường phụ thuộc thời gian. Đặc biệt, “timekeeping” – bấm giờ, chấm công là một phức hợp của các vấn đề công nghệ và khoa học và cũng là một phần của nền tảng recordkeeping (lưu trữ hồ sơ).

Có thể bạn không biết, trước khi đồng hồ xuất hiện thì thời gian được đo bằng các quá trình vật lý hiểu theo từng kỉ nguyên của nền văn minh:

  • Đánh dấu bằng trận lũ sông Nile vào mỗi năm.
  • Sự nối tiếp định kỳ giữa ngày và đêm, dường như là mãi mãi.
  • Vị trí ở trên đường chân trời xuất hiện đầu tiên lúc rạng đông.
  • Vị trí của mặt trời bên trên bầu trời.
  • Đánh dấu thời điểm trưa trong một ngày.
  • Chiều dài bóng đổ do một cột đồng hồ mặt trời.
  • Thiết bị đo đạc và các định nghĩa hoạt động.

Công thức tính thời gian chuẩn xác nhất

Về công thức tính thời gian, khi muốn tính thời gian thì ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. Cụ thể như sau:

t = s : v

Trong đó:

  • v gọi là vận tốc di chuyển
  • s gọi là quãng đường di chuyển
  • t gọi là thời gian di chuyển
Công thức tính thời gian, quãng đường và vận tốc chi tiết nhất

Công thức tính thời gian, quãng đường và vận tốc chi tiết nhất

Lưu ý: Các đơn vị đo của quãng đường, vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau. Ví dụ, vận tốc có đơn vị là km/giờ; thì thời gian có đơn vị là giờ và quãng đường có đơn vị là km.

Ngoài ra, đơn vị của vận tốc và thời gian phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện phép tính nhân để tìm quãng đường. Ví dụ, vận tốc đơn vị km/giờ mà thời gian có đơn vị là phút thì ta phải tiến hành đổi thời gian từ đơn vị phút sang giờ rồi mới áp dụng quy tắc để tính quãng đường.

Đơn vị đo thời gian là gì?

Đơn vị đo thời gian chính là đại lượng dùng để đo, tính toán trong các lĩnh vực khoa học đời sống khác nhau. Cụ thể:

1. Hệ thống đo lường quốc tế (SI)

Trong Hệ thống đơn vị quốc tế (SI), đơn vị đo thời gian là giây (ký hiệu: \ mathrm {s}). Đây là một đơn vị cơ sở SI được định nghĩa từ năm 1967; là thời gian kéo dài 9 192 631 770 chu kỳ của bức xạ tương ứng với sự chuyển đổi giữa 2 mức độ siêu tinh tế của trạng thái cơ bản nguyên tử xêtan 133. Định nghĩa này được dựa trên sự vận hành của đồng hồ nguyên tử Caesium – loại đồng hồ dùng làm tiêu chuẩn tham khảo chính xác sau khoảng năm 1955 và đã được sử dụng kể từ lúc đó.

Theo hệ thống Metric của đo lường thời gian, đơn vị thời gian giây được lấy làm trung tâm:

  • 1000 s = 1 ks
  • 1000 ks = 1 Ms

Khi thêm tiền tố của Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) cho phép biểu thị trọng số dưới dạng bội hoặc phân số của 1 giây (s), ta có:

Tương tự, ta có thể thực hiện quy đổi bất kỳ giá trị nào thông qua bảng hệ thống tiền tố của đơn vị đo lường quốc tế, ta có:

2. Đo lường khoa học thời gian

Trong khoa học thời gian sẽ được hiểu là việc tính liên tục đơn vị giây dựa trên đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới hay thời gian nguyên tử quốc tế. Giờ phối hợp quốc tế UTC chính là giờ chuẩn được sử dụng trên khắp thế giới, còn giờ GMT là một giờ chuẩn cũ được tính từ năm 1847 sử dụng kính thiên văn thay cho đồng hồ nguyên tử.

3. Các đơn vị đo thời gian khác

Ngoài việc sử dụng đơn vị đo hoàn toàn khoa học, một số đơn vị khác được dùng trong thời gian dài hơn. Tuy xét về mặt kỹ thuật, các đơn vị này không phải Hệ đo lường quốc tế (SI) bởi chúng không sử dụng hệ thập phân, nhưng chúng vẫn được chấp nhận để sử dụng với Hệ thống quốc tế:

  • Giờ (60 phút hoặc 3.600 giây)
  • Ngày (24 giờ, hoặc 86.400 giây)
  • Tuần (7 ngày, hoặc 604.800 giây)
  • Tháng (28-31 ngày, hoặc 2.419.200-2.678.400 giây)
  • Năm (khoảng 365,25 ngày, tương đương với khoảng 31,557,600 giây)
Bảng đơn vị đo thời gian cơ bản khác

Bảng đơn vị đo thời gian cơ bản khác

Đối với các khoảng thời gian dài hơn, một số bội số năm sẽ thường được sử dụng. Ví dụ: thập kỷ (10 năm), thế kỷ (100 năm), thiên niên kỷ (1.000 năm), mega-annuum (1.000.000 năm),…

Hoặc trong lời nói hàng ngày, một số đơn vị thời gian ít chính xác hơn cũng được sử dụng. Ví dụ như “tức thời, khoảnh khắc, thỉnh thoảng, mùa, tuổi, kỷ nguyên, thời đại,…”. Một số thuật ngữ này có ý nghĩa cụ thể trong một số trường hợp nhất định nhưng trong sử dụng chung thì chiều dài của chúng là không xác định hoặc rất mơ hồ.

Nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi đã tổng hợp kiến thức quan trọng về thời gian và công thức tính thời gian đến bạn đọc. Mong rằng thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về đại lượng này; và áp dụng công thức tính toán thời gian một cách tốt nhất!

Bài viết liên quan

  • Nhược điểm của một số hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt phổ biến

    Khi tháp giải nhiệt bị ăn mòn, hậu quả xảy ra sẽ cực kì lớn. Vì vậy, người ta đã sử dụng đến các hóa chất chống ăn mòn cho tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, các hóa chất này đều có nhược điểm mà không phải ai cũng biết. Trong các ngành sản xuất như sản xuất điện, lọc dầu và…

  • [GIẢI ĐÁP]: Công thức tính thời gian chuẩn nhất năm 2023

    Thời gian là gì? Công thức tính thời gian chuẩn nhất như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp và làm rõ trong nội dung bài viết này. Mời bạn đọc tham khảo cùng tham khảo chi tiết sau đây! Thời gian là gì? Một số cách đo thời gian Theo Wikipedia, thời gian là một khái niệm để…

  • Tác hại của việc không bảo dưỡng bộ lưu điện ups thường xuyên

    Sau một khoảng thời gian sử dụng bộ lưu điện, một số người dùng có phản hồi về việc bảo dưỡng thiết bị như thế nào? Những thiết bị lưu điện không được bảo dưỡng thường xuyên mà còn xảy ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Vậy những tác hại đó là gì? Cách kiểm tra, bảo dưỡng bộ lưu…

  • Giới thiệu về máy bơm mỡ Kocu

    Máy bơm mỡ Kocu là dòng sản phẩm được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới. Và ở nước ta, thiết bị bơm mỡ thương hiệu Kocu được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng trong những năm gần đây. Vậy thiết bị có những đặc điểm gì? Sau đây là thông tin cơ bản về sản phẩm…

  • Rửa xe không chạm là gì? Sử dụng rửa xe không chạm có tốt không?

    Khi đi trên đường, bạn sẽ bắt gặp các biển hiệu hoặc trên một diễn đàn online nào đó có tựa là “rửa xe không chạm”. Bạn luôn thắc mắc về quy trình rửa xe không chạm có thực sự tốt đối với các loại phương tiện hay không. Để trả lời cho câu hỏi nghi vấn này thì nội…