Tại sao phải bảo vệ môi trường? Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Ngày nay môi trường ngày càng ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu,… thúc đẩy mỗi cá nhân, tổ chức, quốc gia,… cần phải nhanh nhạy, nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường. Vậy tại sao phải bảo vệ môi trường? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Những vấn đề nổi bật về môi trường

Vì sao phải bảo vệ môi trường?

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Môi trường là mọi thứ xung quanh chúng ta, nó có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển, đời sống, sản xuất của con người và thiên nhiên. Bên cạnh tình trạng khủng hoảng khí hậu, có nhiều yếu tố góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng môi trường.

Sự nóng lên toàn cầu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Theo earth.org, tính đến 5/2023, nồng độ CO2 ở mức 420 PPM (đo bằng phần triệu). Mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 1,15oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

mỏ dầu dần suy kiệt do khai thác quá nhiều

Cả mỏ dầu dần suy kiệt do khai thác quá nhiều

Lần cuối mức độ carbon dioxide trên trái đất cao như ngày nay là hơn 4 triệu năm trước. Lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng khiến nhiệt độ toàn cầu tăng nhanh. Từ đó gây ra những thảm họa trên toàn thế giới như cháy rừng (Mỹ, Úc), nạn châu chấu (Ấn Độ), mùa màng thất thu (Châu Phi, Trung Đông, Châu Á). Đợt nắng nóng ở Nam Cực khiến nhiệt độ lần đầu tiên tăng trên 20C.

Chất thải thực phẩm quá nhiều

Một phần ba lượng thực phẩm dành cho con người – khoảng 1,3 tỷ tấn – bị lãng phí. Số lượng này đủ để nuôi sống 3 tỷ người. Lãng phí và thất thoát thực phẩm chiếm 1/3 lượng phát thải khí nhà kính hàng năm. Tổng lượng chất thải thực phẩm được cho là nguồn phát thải khí nhà kính cao thứ ba, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Mất đa dạng sinh học

Phá rừng làm cho các động vật mất môi trường sống

Phá rừng khiến các động vật mất môi trường sống

50 năm qua thế giới đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng nhanh chóng về tiêu dùng, dân số, thương mại toàn cầu và đô thị hóa. Từ đó dẫn đến việc nhân loại sử dụng nhiều tài nguyên của Trái đất hơn mức có thể bổ sung một cách tự nhiên.

Một báo cáo của WWF cho thấy quy mô quần thể các loài động vật có vú, cá, chim, bò sát và lưỡng cư đã giảm trung bình 68% từ năm 1970 đến năm 2016. Báo cáo cho rằng sự mất mát đa dạng sinh học này là do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do sự chuyển đổi môi trường sống, như rừng, đồng cỏ và rừng ngập mặn, thành hệ thống nông nghiệp.

Ô nhiễm nhựa

Những chú bò “ăn rác” thay vì ăn cỏ như bình thường

Những chú bò “ăn rác” thay vì ăn cỏ

Năm 1950, thế giới sản xuất hơn 2 triệu tấn nhựa/năm. Đến năm 2015, tăng lên 419 triệu tấn/năm. Một báo cáo của tạp chí khoa học Nature cho biết, khoảng 14 triệu tấn nhựa đổ ra đại dương mỗi năm, gây hại cho môi trường sống của động vật hoang dã. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu không có hành động nào được thực hiện, cuộc khủng hoảng nhựa sẽ tăng lên 29 triệu tấn mỗi năm vào năm 2040. Nếu tính cả vi nhựa, lượng nhựa tích lũy trong đại dương có thể lên tới 600 triệu tấn vào năm 2040.

Phá rừng

Những vùng rừng rộng lớn trên đảo Borneo (Indonesia) bị chặt phá để sản xuất dầu cọ – Indonesia là một trong những nước chặt phá rừng nhiều nhất thế giới

Thế giới đang chặt hạ 10 triệu ha cây xanh mỗi năm để lấy đất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất các vật liệu như giấy. Con số này chiếm khoảng 16% tổng diện tích cây bị mất. 96% nạn phá rừng diễn ra ở rừng nhiệt đới. Đến năm 2030, hành tinh này có thể chỉ còn 10% diện tích rừng. Nếu nạn phá rừng không dừng lại, tất cả chúng có thể biến mất trong vòng chưa đầy 100 năm nữa.

Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nguy cấp nhất hiện nay. Dữ liệu từ WHO cho thấy ước tính có khoảng 4,2 – 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trên toàn thế giới mỗi năm. Theo UNICEF, ở Châu Phi có khoảng 164.000 vào năm 1990 và tăng lên 258.000 người vào năm 2017.

Băng tan và nước biển dâng

Băng tan khiến nước biển dâng lên trong nhiều năm gằn đây

Băng tan khiến nước biển dâng

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm Bắc Cực nóng lên nhanh hơn gấp đôi so với bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh. Mực nước biển hiện đang tăng trung bình 3,2 mm mỗi năm trên toàn cầu và sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 0,7 mét vào cuối thế kỷ này.

Mực nước biển dâng sẽ có tác động tàn khốc đối với những người sống ở vùng ven biển. Theo Climate Central (tổ chức tin tức phi lợi nhuận chuyên phân tích, báo cáo về khoa học khí hậu), mực nước biển dâng trong thế kỷ này có thể gây lũ lụt cho các khu vực ven biển hiện là nơi sinh sống của 340 triệu đến 480 triệu người. Bangkok (Thái Lan), TP.HCM (Việt Nam), Manila (Philippines) và Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) là một trong những thành phố có nguy cơ nước biển dâng và lũ lụt cao nhất.

Mất an ninh lương thực và nước

Tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng ở Châu Phi

Tình trạng thiếu nước sạch ở châu Phi

Nhiệt độ tăng và các biện pháp canh tác không bền vững khiến tình trạng mất an ninh nước và lương thực ngày càng nguy cấp. Dự kiến, dân số toàn cầu ​​sẽ đạt 9 tỷ người vào giữa thế kỷ này, FAO dự đoán rằng nhu cầu lương thực toàn cầu có thể tăng 70% vào năm 2050. Trên khắp thế giới, hơn 820 triệu người sẽ không đủ ăn.

Trên toàn cầu, hơn 68 tỷ tấn đất mặt bị xói mòn mỗi năm với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với tốc độ được bổ sung một cách tự nhiên. Lớp đất phủ bị xói mòn chứa đầy chất diệt khuẩn, phân bón sẽ trôi vào các tuyến đường thủy, làm ô nhiễm nguồn nước uống. Hiện nay chỉ có 3% lượng nước trên thế giới là nước ngọt và 2/3 trong số đó nằm trong các sông băng đóng băng hoặc không thể sử dụng được.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Để biết tại sao phải bảo vệ môi trường thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đã:

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là  Phát thải công nghiệp

Phát thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

  • Các ngành công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp thải ra một số chất gây ô nhiễm trong không khí, đất, nước.
  • Ngành vận chuyển: việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu như xăng, dầu,… khiến lượng tài nguyên này ngày càng cạn kiệt. Việc đốt cháy nhiên liệu cũng phát thải khí thải.
  • Hoạt động nông nghiệp: nó gây ra ô nhiễm đất, nước, không khí do tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất.
  • Hoạt động thương mại: các ngành sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhiều bao bì dẫn đến số lượng rác thải nhựa trong môi trường của chúng ta ngày càng tăng.
  • Nhà ở: những khu dân cư cũng là nguồn gây ô nhiễm khá lớn. Ví dụ, để có không gian xây thêm nhà, môi trường tự nhiên phải bị phá hủy bằng cách này hay cách khác. Thực vật phải bị phá hủy, động vật hoang dã bị xua đuổi để nhường chỗ cho các công trình xây dựng của con người.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Không ít người thắc mắc tại sao phải bảo vệ môi trường. Thực tế, những hành động bảo vệ môi trường mang lại rất nhiều lợi ích cho hành tinh của chúng ta. Nó mang đến nhiều tác động tích cực đến các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Ảnh hưởng tới nông nghiệp

Đất được cải thiện tốt hỗ trợ công nghiệp nâng cao chất lượng hơn

Chất lượng đất được cải thiện giúp nâng cao hiệu suất nông nghiệp

Chúng ta cần có lương thực, thực phẩm để sống – những sản phẩm này bắt nguồn từ nông nghiệp. Mà nông nghiệp phụ thuộc vào môi trường.

Tại sao phải bảo vệ môi trường? Vì bảo vệ môi trường sẽ ngăn chặn xói mòn đất, lũ lụt và sa mạc hóa. Giúp cho canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả cao, bền vững.

Đảm bảo nguồn thực phẩm

Các vùng nước khác nhau như ao, hồ, sông, biển,… là một nguồn cung cấp thủy hải sản. Do đó, bảo tồn nguồn nước có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm cho con người và động vật biển. Nó cứu nhiều loài động vật hơn khỏi bị tuyệt chủng và cũng nuôi sống các loài động vật trên cạn phụ thuộc vào sinh vật biển để làm thức ăn.

Bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến khí hậu

Khi hậu trởi lên đẹp hơn khi được trái đất bảo vệ

Khí hậu tốt đẹp hơn khi trái đất được bảo vệ

Các hoạt động của con người có tác động trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng tiếp theo đến mọi sự sống. Sự nóng lên toàn cầu, liên quan đến phát thải khí nhà kính, dẫn đến hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng cao và các trường hợp nóng và lạnh cực độ.

Biến đổi khí hậu là kết quả từ những hoạt động của con người. Cần phải bảo tồn môi trường tự nhiên để đảo ngược những kết quả cực đoan. Ví dụ, việc trồng lại rừng sẽ mang lại lượng mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp.

Bảo vệ môi trường giúp cải thiện chất lượng nước

Tại sao phải bảo vệ môi trường? Vì các biện pháp này sẽ đảm bảo nhiều người có cơ hội sử dụng nước chất lượng tốt. Nước sạch sẽ làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua nước, tăng chất lượng nước vào tầng ngậm nước. Làm đa dạng các thực vật và động vật phụ thuộc vào nước.

Nhiều người được tiếp cận nước sạch

Nhiều người được tiếp cận với nguồn nước sạch

Bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến không khí

Một môi trường được bảo vệ tốt sẽ mang lại không khí trong lành. Về mặt kinh tế, nó thúc đẩy du lịch, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và giảm sự xói mòn của các tòa nhà. Về mặt xã hội, nó làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tuần hoàn và phổi, đồng thời cũng làm tăng chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bảo vệ môi trường giúp bảo tồn đa dạng sinh học

Một môi trường trong lành, được bảo vệ tốt sẽ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Nó bảo tồn các hệ sinh thái trên đất liền và nước, bảo tồn dòng năng lượng trong toàn bộ sinh quyển, bảo tồn mạng lưới thức ăn và thúc đẩy du lịch dựa vào thiên nhiên.

Việc bảo vệ môi trường còn duy trì một hệ sinh thái lành mạnh và đầy đủ chức năng giúp ngăn chặn sự tuyệt chủng của một số loài động vật.

Đa dạng sinh học, bảo tồn các động vật quý hiếm

Đa dạng sinh học, bảo tồn những động vật quý hiếm

Bảo vệ trái đất khỏi thiên tai

Bảo vệ môi trường giúp hạn chế những thiên tai đang tàn phá hành tinh như hạn hán, lũ lụt, sóng thần,… Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường, thiên nhiên sẽ có cách chống trả dữ dội, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, lương thực và nhà cửa của chúng ta.

Bảo vệ sức khỏe con người

Không khí, đất, nước,… đều sạch, chất lượng tốt thì sức khỏe chúng ta cũng được đảm bảo. Tránh được những bệnh lây lí nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin tổng hợp giải đáp cho nghi vấn tại sao phải bảo vệ môi trường. Những hành động nhằm bảo vệ môi trường có ý nghĩa lớn và vô cùng cần thiết. Thực trạng môi trường hành tinh chúng ta đang vô cùng nguy cấp, hãy góp phần nhỏ vào công cuộc bảo tồn môi trường thông qua việc bảo vệ rừng, bảo tồn đất, hạn chế rác thải, tái chế mọi thứ, tiết kiệm điện – nước,…

Bài viết liên quan

  • Vì sao người tiêu dùng ưu ái tháp giải nhiệt vuông?

    Khác với điều hòa có tính năng làm lạnh không khí nhanh thì tháp giải nhiệt cũng có tác dụng làm mát nhưng là nguyên liệu nước. Dựa vào hình dáng bên ngoài, người ta phân chia thành 2 loại tháp hạ nhiệt là tháp vuông và tháp tròn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu…

  • Ưu điểm của các sản phẩm đến từ thương hiệu tháp giải nhiệt Tashin

    Dù thị trường đã chứng kiến sự góp mặt của không ít nhãn hàng tháp làm mát khác nhau nhưng thương hiệu tháp giải nhiệt Tashin vẫn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Làm được điều này là vì hãng sản xuất Tashin đã trang bị cho những sản phẩm của mình nhiều ưu điểm nổi…

  • Ưu điểm của hệ thống làm mát bằng nước cho nhà xưởng

    Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tìm một phương pháp làm mát không gian hoạt động, để nâng cao sức khỏe cũng như tiết kiệm điện năng. Và hệ thống làm mát bằng nước cho nhà xưởng đang được các nhà đầu tư rất ưa chuộng, bởi nhiều ưu điểm mà chúng mang lại. Có thể…

  • Tìm hiểu biện pháp khử trùng nước tháp giải nhiệt bằng tia cực tím UV

    Tháp hạ nhiệt hoạt động dựa trên cơ chế bốc hơi nước để giảm nhiệt độ nên đây là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật sinh trưởng, phát triển mạnh. Các vi sinh vật này có thể gây bệnh cho con người, đồng thời làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, gây ăn mòn, gián đoạn dòng chảy….

  • Thông tin tổng quan về tháp giải nhiệt đối lưu cơ học

    Tháp hạ nhiệt đang là thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp để làm mát cho các loại máy móc trong nhà xưởng chế biến thực phẩm, dược phẩm, cáp điện, sản xuất nhựa, gang thép,… Và hiện trên thị trường cũng có nhiều dòng tháp khác nhau, trong đó tiêu biểu là tháp giải nhiệt…