Resolution là gì? Tìm hiểu chi tiết về độ phân giải

Resolution được sử dụng làm thước đo để đánh giá chất lượng của màn hình, máy in, hình ảnh kỹ thuật số cùng với nhiều công nghệ phần cứng, phần mềm khác. Vậy bạn có biết resolution là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về công nghệ này qua những thông tin chia sẻ sau đây nhé.

Resolution là gì?

Resolution là gì là nghi vấn của không ít người. Resolution được dịch nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là độ phân giải. Cụ thể, độ phân giải là phép đo số lượng pixel – các thành phần hình ảnh hoặc các điểm màu riêng lẻ – có thể chứa trên màn hình hiển thị hoặc trong cảm biến máy ảnh. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, resolution được dùng để mô tả độ sắc nét hoặc độ rõ nét của một hình ảnh. Nó được thể hiện dưới dạng số lượng pixel có thể được hiển thị theo cả chiều ngang và chiều dọc.

Resolution là gì?

Resolution là gì?

Thuật ngữ resolution này phổ biến trong ngành di động để mô tả khả năng hiển thị của thiết bị di động và cả trong các phương tiện giải trí để phân biệt chất lượng hình ảnh của phim nhằm phân biệt giữa phim độ phân giải cao và phim độ phân giải tiêu chuẩn. Nó cũng được sử dụng để xác định độ phân giải của màn hình máy tính hoặc TV.

Độ phân giải là yếu tố quan trọng để đo lường chất lượng hình ảnh của ảnh kỹ thuật số, ảnh và video kỹ thuật số. Độ phân giải cao hơn biểu thị hình ảnh chứa nhiều pixel hơn, nghĩa là nó có thể hiển thị nhiều thông tin hình ảnh hơn. Kết quả là hình ảnh có độ phân giải cao sẽ sắc nét và rõ ràng hơn hình ảnh có độ phân giải thấp.

Đơn vị đo của resolution là gì?

Bên cạnh vấn đề resolution là gì thì chúng ta cũng cần quan tâm tới đơn vị đo của nó. Cụ thể, đơn vị đo độ phân giải màn hình của ảnh được dùng phổ biến hiện nay là megapixel và pixel. Thông số pixel có nghĩa là điểm ảnh. Nó là đơn vị cơ bản nhỏ nhất giúp tạo thành một bức ảnh. Một bức ảnh sẽ có rất nhiều pixel. 

Pixel là 1 điểm ảnh

Pixel là 1 điểm ảnh

Đơn vị pixel biểu thị chiều rộng và chiều cao của ảnh. Pixel của resolution được chú ý tới  2 khái niệm là PPI và khái niệm DPI.

  • PPI (pixels per inch): chỉ mật độ đơn vị pixel tồn tại ở mỗi inch. Được dùng chủ yếu cho màn hình máy tính, TV, máy ảnh, ảnh kỹ thuật số,…
  • DPI (dots per inch): chỉ mật độ các điểm ảnh hiển thị ở mỗi inch. Đơn vị này thường được sử dụng để đo độ phân giải của máy in.

Resolution – độ phân giải màn hình được dùng trong trường hợp nào?

Sau khi biết resolution là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về thuật ngữ độ phân giải này trong từng trường hợp, thiết bị khác nhau. Thực tế, độ phân giải là một thuật ngữ rộng và có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau khi được dùng ở trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau.

Trong ngành công nghiệp máy tính và truyền thông, resolution chủ yếu đề cập đến độ phân giải màn hình và số lượng thành phần hình ảnh (pixel hoặc đơn giản là dấu chấm) có thể được hiển thị theo cả chiều ngang (chiều rộng) và chiều dọc (chiều cao) của màn hình.

Resolution trong laptop

Resolution trong laptop

Đối với âm thanh, độ phân giải resolution đề cập đến độ sâu bit của bản ghi kỹ thuật số hoặc là số lượng bit thông tin được lưu trữ ở trong mẫu. Điều này cũng có liên quan trực tiếp tới chất lượng của bản ghi.

Đối với máy in, độ phân giải lại đến số chấm trên mỗi inch (DPI) của vật liệu mà máy in tạo ra. Điều này cũng cho biết độ nhỏ và độ mịn của các chấm. Độ phân giải càng cao thì các bản in ra sẽ càng sắc nét.

Đối với hình ảnh máy tính, độ phân giải thường được mô tả bằng pixel trên inch (pixels per inch – PPI). Đây là giá trị xác định số lượng pixel được hiển thị trên mỗi inch trong một hình ảnh nhất định. Lưu ý rằng điều này khác với độ phân giải màn hình, xác định số lượng pixel hiện diện trong màn hình.

Máy ảnh kỹ thuật số của bạn cũng có độ phân giải, thường được biểu thị bằng số megapixel hoặc hàng triệu pixel mà nó có thể chụp và lưu dưới dạng hình ảnh. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số được bán hiện nay đều có độ phân giải từ 3 megapixel trở lên. Máy ảnh kỹ thuật số có số megapixel cao sẽ cho phép bạn chụp và in những bức ảnh lớn hơn.

Thiết lập resolution trong máy in

Thiết lập resolution trong máy in

Tác dụng của resolution là gì?

Độ phân giải được xem là thước đo để mô tả độ sắc nét và rõ ràng của một hình ảnh. Nó được dùng để đánh giá chất lượng của màn hình, máy in, hình ảnh kỹ thuật số cùng  nhiều công nghệ phần cứng, phần mềm khác.

Chỉ số resolution càng cao, hình ảnh càng sắc nét và giá trị PPI càng cao vì có số lượng pixel trên mỗi inch cao hơn. Nếu có quá ít pixel trong một hình ảnh, chúng sẽ bị kéo giãn, dẫn đến hình ảnh bị nứt vỡ, mờ nhòe.

Máy in có ít chỉ số resolution thấp khiến cho những hình in ra không rõ nét. Do đó, những chiếc máy in không chuyên nghiệp thường có chỉ số resolution từ 200 đến 300 PPI, trong khi các máy in chuyên nghiệp thường có giá trị cao hơn, lên tới 600 PPI.

Bạn thường có thể tăng độ phân giải của ảnh bằng cách giảm kích thước vật lý của ảnh bằng lệnh thay đổi kích thước trong ứng dụng chỉnh sửa như Adobe Photoshop. Khi bạn giảm kích thước của hình ảnh, về cơ bản bạn đang nén nhiều pixel hơn vào cùng một không gian, điều này làm tăng độ phân giải. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi kích thước hình ảnh theo cách khác, bạn sẽ giảm chất lượng của nó. Khi bạn làm cho hình ảnh lớn hơn, bạn sẽ trải rộng các pixel trên một vùng lớn hơn. Các pixel trở nên lớn hơn và hình ảnh của bạn bắt đầu bị mờ nhòe, vỡ, không rõ nét.

Độ phân giải cao - thấp cho độ rõ nét khác nhau

Độ phân giải cao – thấp cho độ rõ nét khác nhau

Các loại resolution

Resolution hay độ phân giải có 2 loại là độ phân giải hình ảnh và độ phân giải màn hình, cụ thể là:

  • Độ phân giải hình ảnh: nó đề cập đến mật độ pixel trong hình ảnh, được biểu thị bằng PPI. Không nên nhầm lẫn điều này với kích thước hình ảnh, được biểu thị dưới dạng phép đo số lượng hàng và cột pixel mà hình ảnh chứa, chẳng hạn như 640×480.
  • Độ phân giải màn hình: nó biểu thị số lượng pixel hiện diện trong màn hình hoặc toàn bộ màn hình. Một màn hình nhất định có độ phân giải tối đa phụ thuộc dựa vào khả năng tập trung ánh sáng vật lý của nó. Ví dụ: màn hình 15 inch 640×480 sẽ hiển thị khoảng 50 điểm trên mỗi inch. Màn hình nhỏ hơn thì sẽ có nhiều PPI hơn. Nói chung, độ phân giải màn hình là số pixel mà màn hình có thể hiển thị theo chiều ngang và chiều dọc. Vì vậy, một màn hình có độ phân giải 1920×1080 – 1080p hoặc full HD – có thể hiển thị 1.920 pixel theo chiều ngang và 1.080 pixel theo chiều dọc.
Ảnh có resolution thấp

Ảnh có resolution thấp

Các mối liên hệ của resolution

Vì resolution có 2 loại chính là độ phân giải màn hình và độ phân giải hình ảnh nên chúng ta sẽ tìm hiểu thuật ngữ này ở 2 mối quan hệ khác nhau như sau:

Mối liên hệ giữa độ phân giải màn hình và kích thước màn hình

Thuật ngữ độ phân giải màn hình và thuật ngữ kích thước màn hình đôi khi được dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, chúng lại không hề giống nhau. Độ phân giải màn hình đề cập đến số lượng pixel và mật độ, trong khi kích thước màn hình đề cập đến kích thước vật lý của màn hình. Kích thước màn hình thường được đo theo đường chéo tính bằng inch, từ góc này sang góc kia của màn hình.

Hai màn hình có cùng độ phân giải có thể có kích thước vật lý khác nhau. Đó là lý do tại sao mật độ điểm ảnh được biểu thị bằng PPI là một yếu tố quan trọng. Độ rõ nét của hình ảnh bị ảnh hưởng bởi kích thước màn hình và cúng số lượng pixel để bao quanh.

Tương tự, hai màn hình khi có cùng kích thước màn hình thì có thể có độ phân giải khác nhau. Màn hình có số pixel cao hơn và PPI lớn hơn sẽ có độ phân giải tốt hơn màn hình cùng kích thước nhưng có số pixel thấp hơn.

So sánh độ phân giải và kích thước màn hình

So sánh độ phân giải và kích thước màn hình

Chất lượng hình ảnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như hai màn hình có cùng độ phân giải nhưng có kích thước khác nhau. Màn hình nhỏ hơn có cùng độ phân giải sẽ có nhiều PPI hơn và hiển thị hình ảnh rõ ràng, chi tiết hơn màn hình lớn hơn.

Mối liên hệ giữa độ phân giải hình ảnh và kích cỡ file

Những thay đổi về resolution của ảnh sẽ ảnh hưởng một phần tới kích thước ban đầu của ảnh hiển thị ở trên màn hình. Việc điều chỉnh độ phân giải ảnh sẽ làm thay đổi dữ liệu được lưu trữ ở trong ổ cứng. Bên cạnh đó, chỉnh sửa độ phân giải của ảnh còn làm thay đổi về khả năng hiển thị kích thước của ảnh ở trên các trang web.

Độ phân giải ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu lưu trữ. Khi độ phân giải cao thì kích cỡ file sẽ lớn hơn, tốn nhiều dung lượng để lưu trữ. Việc tải ảnh lên web cũng sẽ chậm hơn ảnh có độ phân giải nhỏ, tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ tốt hơn.

Những thông tin trên đây đã giải thích cho bạn biết resolution là gì. Độ phân giải rất quan trọng cho độ sắc nét của hình ảnh. Do đó, hãy quan tâm đến độ phân giải của các thiết bị của mình nhé.

Bài viết liên quan

  • Có nên chọn máy làm mát không khí nhà xưởng Nakami?

    Hệ thống làm mát bằng hơi nước đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Chúng khá đa dạng với nhiều thương hiệu và mẫu mã khác nhau. Bài viết này sẽ đi giới thiệu tới khách hàng máy làm mát không khí nhà xưởng Nakami, là một trong những dòng cao cấp được sản xuất tại Việt Nam. Người…

  • Quy tắc an toàn khi dùng hóa chất cho tháp giải nhiệt

    Khi tháp giải nhiệt xảy ra vấn đề cáu cặn thì xử lý hóa chất chính là biện pháp tối ưu để giải quyết. Nhưng, phải làm sao để đảm bảo an toàn khi sử dụng loại hóa chất này? Hóa chất nói chung và hóa chất dùng cho tháp giải nhiệt nói riêng đều có những tác hại nếu…

  • Tình trạng cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước là gì?

    Hình thành cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước là vấn đề thường gặp trong đời sống sản xuất hiện nay. Lý do là bởi bất kể nguồn nước nào cũng sẽ tồn tại những tạp chất và chúng có thể biến đổi cả về chất lẫn lượng, dẫn tới tình trạng đóng cặn trong hệ thống nước tuần hoàn….

  • Thông tin cơ bản về đặc điểm của tháp giải nhiệt tròn

    Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của các ngành công nghiệp hiện nay, tháp giải nhiệt nước đã được sản xuất với nhiều dạng khác nhau như tháp vuông, tháp tròn. Và tháp giải nhiệt tròn hiện đang được nhiều người dùng ưu ái lựa chọn vì tháp sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời về…

  • Vì sao cần thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt?

    Để đảm bảo tháp giải nhiệt nước có thể làm việc tốt, người dùng cần thường xuyên kiểm tra, làm sạch và bảo trì cho thiết bị. Tuy nhiên, có một thực tế là không ít người sử dụng hiện nay đều khá mơ hồ về những lợi ích của việc vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ….