Cách lựa chọn đầu phun thích hợp với tháp giải nhiệt nước

Cũng giống như nhiều loại linh kiện khác, đầu phun trong tháp giải nhiệt nước có vai trò quan trọng giúp tháp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, làm sao để chọn loại đầu phun thích hợp với từng loại tháp giải nhiệt thì không phải ai cũng biết.

Tháp giải nhiệt là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các khu công nghiệp. Do đó, khi sử dụng, người dùng cần phải nắm rõ cách lựa chọn các loại linh kiện đi kèm, trong đó có đầu phun. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho người đọc về cách lựa chọn đầu phun tháp giải nhiệt, hi vọng sẽ giúp ích cho người dùng.

Liên quan

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bên trong các tháp giải nhiệt bị bỏ hoang

Các loại đầu phun tháp giải nhiệt

Đầu phun tháp giải nhiệt là gì?

Đầu phun tháp giải nhiệt, hay còn gọi là đầu phun tháp hạ nhiệt nước, đầu chia nước, đầu quay nước,…, là thiết bị giúp nước tiếp xúc đều với tẩm tản nhiệt và không khí hơn. Nó gồm một số ống phân phối nước và đầu quay được lắp trên đỉnh của một số ống cố định nằm giữa tháp giải nhiệt. Với tính năng áp lực nước thấp, phụ kiện tháp giải nhiệt này được thiết kế vòng xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, có lực ma sát thấp nên sẽ không cần sử dụng thêm tẩm tản nước, làm giảm thiểu sự thất thoát nước.

Cơ chế hoạt động: Đầu phun hoạt động bằng cách xoay vòng theo lực đẩy của nước, phun ra qua đường lỗ phun của ống phun, chia nước tản đều trên bề mặt tấm giải nhiệt. Nhờ đó phụ kiện này giúp trao đổi nhiệt tốt hơn.

Cách chọn đầu phun cho tháp giải nhiệt

Hiện nay, hai loại đầu phun là đầu phun nhựa và đầu phun nhôm. Cụ thể:

– Đầu phun nhựa: Nếu loại tháp giải nhiệt của bạn là loại có công suất nhỏ như tháp giải nhiệt 15RT, tháp giải nhiệt 20RT,… với đường kính phổ thông như phi 26, phi 27,phi 46,90, phi 110 và ống phun chia 3, chia 4, chia 6 thì bạn nên lựa chọn đầu phun nhựa. Được làm từ chất liệu nhựa ABS, đầu phun sẽ hoạt động chắc chắn, ổn định và bền bỉ cùng thời gian.

– Đầu phun nhôm: Đối với những tháp giải nhiệt có công suất từ 80RT trở lên thì đầu phun nhôm là lựa chọn tối ưu. Đầu phun này được làm từ hợp kim nhôm chống gỉ với các đầu chia khác nhau, thường là phi 90, phi 110, phi 114.

Hi vọng quý khách đã tìm được thông tin hữu ích từ bài viết cách lựa chọn đầu phun phù hợp cho tháp giải nhiệt trên. Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm này hay có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 0964 593 282 – 0985 626 307 để nghe hỗ trợ giải đáp kịp thời, miễn phí.

Bài viết liên quan

  • Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua phụ tùng tháp giải nhiệt

    Phụ tùng tháp giải nhiệt là bộ phận cấu tạo nên thiết bị, khi một trong các linh phụ kiện của máy bị hư hỏng, người dùng cần tiến hành thay thế sửa chữa ngay để đảm bảo hiệu năng làm việc cũng như tuổi thọ của tháp hạ nhiệt nước cooling tower. Sau một thời gian sử dụng, các…

  • Tìm hiểu biện pháp khử trùng nước tháp giải nhiệt bằng tia cực tím UV

    Tháp hạ nhiệt hoạt động dựa trên cơ chế bốc hơi nước để giảm nhiệt độ nên đây là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật sinh trưởng, phát triển mạnh. Các vi sinh vật này có thể gây bệnh cho con người, đồng thời làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, gây ăn mòn, gián đoạn dòng chảy….

  • Tháp giải nhiệt giúp tiết kiệm nước cho doanh nghiệp như thế nào?

    Nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc vận hành tháp giải nhiệt. Vậy, sử dụng tháp giải nhiệt nước giúp tiết kiệm nước như thế nào? Trong quá trình vận hành, máy móc luôn tỏa ra một lượng nhiệt mà nếu không được làm mát, máy móc có thể bị giảm năng suất, thậm chí là hỏng…

  • Xử lý nước trong tháp giải nhiệt có tác dụng gì?

    Tháp hạ nhiệt là phương pháp giải nhiệt thường thấy cho các thiết bị trong sản xuất công nghiệp, trong các nhà máy điện, hay trong hệ thống điều hòa không khí… Để đảm bảo sự vận hành ổn định, phát huy hết công suất thì lượng nước trong tháp giải nhiệt có vai trò vô cùng quan trọng. Tháp…

  • Đặc điểm, tính chất các vật liệu cấu thành tháp giải nhiệt

    Vì có kích thước lớn, chủ yếu được lắp đặt ngoài trời để làm mát cho nhu cầu sử dụng cao của các nhà máy quy mô lớn nên tháp hạ nhiệt thường được làm từ những vật liệu bền bỉ, chắc chắn. Vậy những vật liệu cấu thành tháp giải nhiệt là gì? Chúng có đặc điểm, tính chất…