“Đọc vị” là gì? Cách để “đọc vị” một người ngay từ lần đầu gặp mặt

“Đọc vị” hiện nay được nhiều người hiểu là sự thấu hiểu đối phương thông qua những ngôn ngữ cơ thể của họ. Tuy nhiên, ý nghĩa gốc, ban đầu vốn có của “đọc vị” lại xuất phát từ một trò chơi dân gian. Vậy bạn có biết đọc vị là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về biệt ngữ này cũng như cách “đọc vị” người khác ngay từ lần gặp đầu tiên qua những chia sẻ dưới đây nhé.

“Đọc vị” là gì?

“Đọc vị” thực chất chính là một biệt ngữ có nguồn gốc từ xưa. Nó dùng để chỉ hành động của người chơi trò chơi xóc đĩa, đoán mặt sấp mặt ngửa của những đồng xu trong đĩa trước khi quyết định.

Tìm hiểu Đọc vị là gì?

Đọc vị là gì?

Xóc đĩa là một trò chơi có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam. Bộ xóc đĩa sẽ gồm có 4 quân vị (tức 4 đồng xu) đặt trên 1 cái đĩa rồi được đậy kín bằng 1 cái bát. Nhà cái sẽ xóc đĩa sau đó sẽ đặt xuống bàn chơi, sau đó những người chơi sẽ tiến hành đặt tiền vào ô chẵn hay lẻ. Số gọi là chẵn sẽ gồm có ba trường hợp: 4 quân vị đều ngửa, 4 quân vị đều sấp, hay 2 quân vị ngửa và 2 quân vị sấp. Số lẻ gồm có 2 trường hợp: 3 quân vị ngửa và 1 quân vị sấp, hoặc 1 quân vị ngửa và 3 quân vị sấp.

Theo như trò chơi xóc đĩa ở trên thì “đọc vị”’ ở đây có nghĩa là đoán những quân vị trong bát đĩa để quyết định đặt tiền vào cửa chẵn hay lẻ.

Ngày nay xóc đĩa vẫn được chơi nhưng thay vì sử dụng quân vị là những đồng xu hình tròn, thì ngày nay quân vị thường được làm từ bìa cứng, lá bài tây hoặc là vỏ bao thuốc lá. Tất cả đều được cắt tròn có kích cỡ bằng nhau (thường có 2 màu sắc khác nhau để phân biệt chẵn lẻ). Ngày xưa, việc sử dụng 4 đồng xu để làm quân vị sẽ khó chơi gian lận hơn. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng quân vị bằng đồng xu sẽ dễ chơi gian lận nên nó được thay thế.  

Xóc đĩa là bộ môn trái pháp luật

Xóc đĩa hiện nay là một hình thức đánh bạc trái pháp luật tại nước ta

Tóm lại, “đọc vị” là gì? Đây chính là một biệt ngữ của trò chơi xóc đĩa. Nhiều chuyên gia khuyên không nên sử dụng từ này để dịch hay thay thế cho những khái niệm như đọc, thấu hiểu,… Trong trường hợp sử dụng từ “đọc vị” thì tốt nhất là nên để ở trong dấu nháy, nếu không sẽ càng làm tổn thương tới sự trong sáng của tiếng Việt.

“Đọc vị” ngày nay có ý nghĩa gì?

Sau khi đã biết ý nghĩa cổ xưa của “đọc vị” là gì thì chúng ta hãy tìm hiểu về ý nghĩa của “đọc vị” ngày nay. Cũng kế thừa ý nghĩa của việc “đọc vị” những quân vị thì việc “đọc vị” ngày nay thường được dùng cho người.

Cụ thể, “đọc vị” hiện nay được hiểu với ý nghĩa là thể hiện khả năng “tiên đoán”, “thấu hiểu” những suy nghĩ của người khác. Nói rõ hơn thì “đọc vị” là khả năng suy đoán, nhận biết (có cơ sở như thông qua ngôn ngữ cơ thể) về những ẩn ý hoặc suy nghĩ sâu xa của người khác dù họ không nói ra trực tiếp.

“Đọc vị” được dùng phổ biến hiện nay

“Đọc vị” người khác được dùng phổ biến hiện nay

Bên cạnh “đọc vị” là gì thì cũng không ít người thắc mắc khó “đọc vị” là gì? Thực tế khó “đọc vị” có ý nghĩa trái ngược lại. Có thể hiểu đây là hành động cố gắng đoán suy nghĩ, hành động của người khác nhưng có dùng cách nào cũng không thể biết họ suy nghĩ gì. Đứng trước họ, bạn hoàn toàn “bị động” không biết họ sẽ làm gì tiếp theo. Những người khó “đọc vị” thường khá lõi đời nên cần hết sức cẩn thận khi tiếp xúc để tránh bị thao túng tâm lý.

Cách để “đọc vị” một người ngay từ lần đầu gặp

Sau khi đã biết “đọc vị” là gì thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách “đọc vị” người khác thôi nào. “Đọc vị” hay hiểu được ngôn ngữ cơ thể của người khác là một kỹ năng đặc biệt hỗ trợ bạn thành công trong nhiều việc như bán hàng, phỏng vấn, tìm hiểu đối tượng,… Để có thể “đọc vị” người khác, bạn có thể thử theo những cách sau:

Việc “Đọc vị”  giúp bạn hiểu được đối phương hơn

“Đọc vị” người khác giúp bạn hiểu đối phương hơn

Chú ý tới khoảng cách giữa bạn và đối phương

Tùy vào khoảng cách giữa hai người mà bạn có thể phần nào nhận định về đối phương. Họ đứng càng  gần bạn thì họ sẽ tỏ ra càng gần gũi với bạn và ngược lại. Nếu bạn di chuyển đến gần họ, mà họ lùi lại, thì có nghĩa là đối phương không muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn. Trường hợp họ không di chuyển, có nghĩa là họ muốn lắng nghe bạn. Còn khi họ chủ động tiến gần bạn, có nghĩa là họ thực sự thích bạn, họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn.

Cần lưu ý giữa khoảng cách với những người khác

Lưu ý đến khoảng cách giữa mình và người khác

Chú ý tới đầu của đối phương

Để “đọc vị” người đối diện, bạn có thể chú ý đến đầu của họ.

  • Nếu đầu của họ nghiêng quá mức bình thường thì có thể là họ thể hiện sự đồng cảm đối với bạn.
  • Nếu họ vừa cười vừa cúi nghiêng đầu thì có thể là họ đang bông đùa và tán tỉnh bạn.
  • Khi họ cúi đầu xuống thì có thể họ đang che giấu một lý do gì đó.
  • Nếu họ khen bạn trong tư thế đầu cúi xuống thì chứng tỏ họ rụt rè, nhút nhát, xấu hổ, hay giữ khoảng cách với người khác, hoài nghi hay đang suy nghĩ đến bản thân.
  • Nếu họ cúi đầu xuống sau khi tiến hành giải thích điều gì đó, thì có thể là họ không chắc rằng những điều mình nói là đúng hay sai.
  • Đầu ngẩng lên thì có thể là họ đang nhầm lẫn hay nghi ngờ. Mặt khác, khi họ vừa ngẩng đầu lên vừa mỉm cười, có nghĩa là họ thích bạn thực lòng, rất hứng thú khi trò chuyện với bạn.

Theo dõi mắt người đối diện

“Đọc vị” qua ánh mắt

“Đọc vị” qua mắt

Để “đọc vị” đối phương, hãy theo dõi đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của họ nhé. Một người mà liên tục nhìn khắp mọi phía có thể họ đang lo lắng, nói dối hoặc bị phân tâm. Nếu họ nhìn xuống sàn nhà nhiều lần thì có thể họ là người nhút nhát và e dè. Con người có khuynh hướng nhìn xuống khi họ đang lo lắng hay cố che đậy cảm xúc nào đó. Nếu một người đang nhìn cái gì đó xa xăm thì là họ đang tập trung suy nghĩ việc gì đó hoặc không chú ý lắng nghe.

Lưu ý, nên phân biệt việc “đọc vị” bằng mắt và trường hợp gặp vấn đề về thị giác. Ở một số nền văn hóa, việc nhìn thẳng vào mắt người khác có thể là sự thiếu tôn trọng, cho nên hãy lưu ý nhé.

Chú ý những cử chỉ, hành động của người đối diện

Những hành động tay, chân trong vô thức của người đối diện cũng sẽ giúp bạn hiểu đối phương hơn đấy.

“Đọc vị”  qua những hành động

“Đọc vị” qua các hành động

  • Nếu họ bắt chước các hành động của bạn thì họ đang muốn xóa bỏ khoảng cách giữa hai người. Nó là một dấu hiệu cho thấy họ hứng thú trò chuyện với bạn, muốn tương tác tốt với bạn hơn.
  • Khi người đối diện khoanh tay lại họ dường như đang khép kín mình lại với những tác động bên ngoài. Đối với một số người vừa khoanh tay, vừa dang chân rộng ngang vai thể hiện tính cách bền bỉ, sự uy quyền của họ.
  • Nếu một người đặt hai tay lên cổ hay lên đầu, có nghĩa là họ đang rất mở lòng với những điều đang thảo luận với bạn.
  • Nếu đối phương nắm chặt bàn tay và chống lên cằm, thì có thể họ tỏ thái độ cáu gắt, giận dữ hoặc đang lo lắng.
  • Khi một người dùng tay để vuốt tóc khi đối diện với bạn có thể họ đang bối rối, có điều khó nói.
  • Nhướng chân mày cho thấy họ đang không đồng ý với bạn.
  • Nếu người đối diện đeo kính và thường đẩy nó lên trên sống mũi với vẻ mặt cau có ám chỉ là họ không vừa ý với bạn. Hãy nhìn xem liệu có phải là họ có chủ ý đẩy kính lên chứ không phải tùy tiện điều chỉnh.
  • Khi lông mày hạ thấp và đôi mắt nheo lại ám chỉ là đối phương đang cố gắng hiểu những gì bạn nói.
  • Nếu người đối diện nhìn chằm chằm vào xung quanh, thì có thể họ đang suy nghĩ về bạn hay là về quá khứ.

Chú ý đến những hành động của chân

Nhịp chân bồn chồn

Nhịp chân có thể thấy bạn đang lo lắng, bồn chồn

“Đọc vị” là gì thông qua những hành động của chân? Bên cạnh những biểu cảm khuôn mặt, hành động tay thì chân cũng giúp bạn hiểu hơn về đối phương đấy.

  • Nhịp chân liên tục hoặc chuyển động bàn chân qua lại có nghĩa là họ đang thiếu kiên nhẫn, bồn chồn, lo sợ, phấn khởi hay có cảm giác bị đe dọa.
  • Nếu ai đó đang ngồi rồi bắt chéo hai bàn chân lại, thì thể hiện họ đang cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
  • Nếu đối phương đang đứng thẳng, hai bàn chân kẹp chặt thì có nghĩa là họ đang thể hiện “sự hoàn hảo”.
  • Một người nào đó chạm chân vào bạn có thể họ đang cố tán tỉnh bạn đấy.

Trên đây là những thông tin tổng hợp để giải thích “đọc vị” là gì cũng như cách “đọc vị” người khác. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về mọi người xung quanh.

Bài viết liên quan

  • Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp

    Hiện tượng ăn mòn tháp giải nhiệt diễn ra khá phổ biến trong quá trình sử dụng tháp giải nhiệt Cooling Tower này. Tuy nhiên, hầu hết người dùng hiện nay thường không có khái niệm rõ ràng về tình trạng ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng tới sự ăn mòn trong tháp hạ nhiệt nước. Ăn mòn trong tháp làm…

  • Công suất là gì? Đơn vị của công suất là gì?

    Công suất là thông số quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp trên mỗi thiết bị điện tử và tính toán lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình. Vậy thì đơn vị của công suất là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến công suất!…

  • Sử dụng tháp giải nhiệt nước đúng cách để đảm bảo an toàn

    Tháp giải nhiệt nước là thiết bị làm mát rất phổ biến trong các công trình hiện nay. Đây là thiết bị được ưa chuộng bởi mang lại hiệu quả sử dụng cao và rất nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ về cách sử dụng tháp giải nhiệt như thế nào cho…

  • Tìm hiểu về hệ thống tháp giải nhiệt chiller

    Hệ thống tháp giải nhiệt chiller là hệ thống làm lạnh nước công nghiệp đang được nhiều nhà xưởng, khu công nghiệp áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, phần đông người dùng hiện nay còn chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về hệ thống này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới người dùng…

  • Tình trạng cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước là gì?

    Hình thành cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước là vấn đề thường gặp trong đời sống sản xuất hiện nay. Lý do là bởi bất kể nguồn nước nào cũng sẽ tồn tại những tạp chất và chúng có thể biến đổi cả về chất lẫn lượng, dẫn tới tình trạng đóng cặn trong hệ thống nước tuần hoàn….