Độ cứng và độ kiềm của nước là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự cáu cặn trong tháp giải nhiệt. và chu kì cô cạn, xả đáy cũng góp phần tạo nên điều đó. Vậy chúng ảnh hưởng tới độ cáu cặn trong nước tháp giải nhiệt như thế nào?
Trong tháp giải nhiệt, độ cứng và độ kiềm trong nước vào càng lớn thì khả năng tích tụ cáu cặn càng cao. Khi cáu cặn hình thành, hiệu năng hoạt động của tháp giải nhiệt sẽ giảm đi đáng kể, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố quyết định độ cáu cặn trong tháp giải nhiệt, trong đó có chu kì cô cạn và xả đáy. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Liên quan
Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nước tháp giải nhiệt bằng tia UV
Quy trình bù nước cho đế bồn tháp giải nhiệt nước

Cặn cặn trong đường ống tháp giải nhiệt
Chu kỳ cô cạn trong nước tháp giải nhiệt
Chu kỳ cô cạn (còn được gọi là tỷ lệ cô cạn) là tỷ lệ giữa nồng độ các chất hòa tan trong nước tuần hoàn với nồng độ các chất tan tương tự ở trong nước cấp. Con số này thiết lập tỷ lệ xả đáy tối thiểu phải đạt được.
Tỷ lệ cô cạn (C) được xác định theo công thức sau:
C = [E / (B + D)] + 1 (1)
Trong đó:
E = Tỉ lệ bay hơi
B = xả đáy
D = rò rỉ
Nếu bỏ qua lượng rò rỉ không đáng kể (D), công thức có thể đơn giản là:
C = M / B (2)
Trong đó:
M = nước cấp = E + B.
Phương trình (2) có ý nghĩa: tỷ lệ cô cạn sẽ vẫn không đổi bất kể sự thay đổi thành phần hóa học nước đầu vào, miễn là lượng nước xả đáy là tỷ lệ thuận với lượng nước vào hệ thống,
Xả đáy nước tháp giải nhiệt
Thất thoát nước do bay hơi trong hệ thống tháp giải nhiệt nước LiangChi cũng như các loại tháp giải nhiệt khác dẫn đến nồng độ của chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng trong nước tuần hoàn tăng lên so với nước đầu vào. Khi nồng độ của các tạp chất cao hơn, cáu cặn và ăn mòn trong hệ thống có thể hình thành. Do đó, loại bỏ bớt nước khỏi hệ thống và thay thế bằng nước mới chính là cách tối ưu để kiểm soát nồng độ tạp chất. Để kiểm soát tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS), khối lượng nước xả bỏ có thể được xác định theo công thức sau:
Công thức tính khối lượng nước xả bỏ trong tháp giải nhiệt
Trong đó
• B – tỷ lệ xả đáy (L / s)
• E – tỷ lệ bay hơi theo thiết kế (L / s)
• C – tỷ lệ cô cạn
• D – tỷ lệ tổn thất rò rỉ theo thiết kế (L / s)
Phương trình (3) cho chúng ta biết rằng, để đạt được tỷ lệ bằng 1 là một điều cực kì khó, bởi vì như vậy sẽ đòi hỏi một số lượng nước vô hạn. Phương trình cũng cho thấy, tỷ lệ cô cạn tăng thì yêu cầu xả đáy giảm. Theo quy luật chung, chu kỳ cô cạn tối thiểu được duy trì ở mức 5-6 cho tháp hạ nhiệt nước sử dụng nước thường và mức 2 (hoặc ít hơn) cho loại tháp giải nhiệt sử dụng nước biển.
Hy vọng những thông tin chia sẻ sẽ hữu ích với quý khách khi muốn tìm hiểu về những mối quan hệ quyết định độ cứng và độ kiềm của nước trong tháp giải nhiệt. Mọi câu hỏi thắc mắc về cách sử dụng và bảo quản bảo dưỡng tháp giải nhiệt, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0972 882 886 để được tư vấn và hướng dẫn hoàn toàn miễn phí.