Những cách tẩy sơn trên nền nhà hiệu quả nhất

Trong quá trình xây dựng hay sửa chữa dù có cẩn thận đến đâu thì người thực hiện cũng khó tránh khỏi việc làm rơi ra nền nhà làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng sàn. Tuy nhiên nếu biết cách tẩy sơn trên nền nhà đúng cách thì bạn có thể dễ dàng làm sạch sơn và giúp sàn sáng sạch hơn.

Những vết sơn thừa bám lâu trên sàn nhà chính là nguyên nhân chính khiến sàn gỗ, sàn gạch bị phai màu, hư hỏng, xỉn màu làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ, gây mùi hôi khiến người dùng khó chịu. Vì vậy để giúp quá trình vệ sinh trở nên đơn giản và đạt hiệu quả làm sạch cao nhất bạn cần tham khảo các cách tẩy sơn trên nền nhà hiệu quả nhất dưới đây.

|| Tham khảo: Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp

Cách làm sạch sơn trên sàn nhà bằng gỗ

Sàn nhà bằng gỗ rất dễ bị xước bởi các vật sắc nhọn vì thế người làm vệ sinh không nên sử dụng dao hay bất cứ vật liệu kim loại nào để cạy các vết sơn. Ngoài ra sàn gỗ cũng có thể bị phai màu, bị nhăn nếu như người dùng lựa chọn loại hóa chất tẩy rửa không phù hợp, vì vậy theo các chuyên gia vệ sinh loại chất tẩy rửa an toàn nhất cho sàn gỗ đó là nước nóng và hỗn hợp giấm với nước.

Các cách tẩy sơn trên nền nhà bằng gỗ

Các cách tẩy sơn trên nền nhà bằng gỗ

– Tẩy sơn bằng nước nóng: Với những vết sơn nhỏ hay sơn mới bám trên nền nhà, nhiệt độ cao của nước nóng sẽ có tác dụng khiến sơn bị mềm và tan chảy. Vì vậy để tẩy sơn bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước nóng và đổ trực tiếp lên vết sơn, đợi khoảng 5 phút đến khi vết sơn mềm ra thì dùng khăn sạch để lau lại.

– Làm sạch vết sơn bằng giấm và nước: Trong thành phần hóa học của giấm có axit giúp tẩy sạch các vết bẩn nhưng nếu để lâu có thể làm bào mòn bề mặt gỗ vì vậy khi sử dụng giấm bạn cần hết sức lưu ý. Bạn hòa giấm với nước theo một tỉ lệ thích hợp rồi dùng khăn sạch thấm hỗn hợp này chà trực tiếp lên vết sơn đến khi vết sơn sạch hoàn toàn.

Hướng dẫn tẩy sơn trên sàn nhà bằng gạch men

Sàn nhà bằng gạch men là loại chất liệu đang được các công trình sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Để tẩy sơn trên nền gạch bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

+ Dùng dao dẫy để cạy sơn: Đầu tiên bạn cần di chuyển hết những đồ dùng không cần thiết sang một vị trí khác để tạo không gian rộng tiện cho quá trình làm sạch sơn. Tiếp theo bạn dùng chổi quét hoặc máy hút bụi công nghiệp để làm sạch các rác bẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt sàn. Dùng dao dẫy cạo nhẹ nhàng lên vết sơn trên từng ô gạch và các khe giữa các viên đá nền. Cuối cùng, bạn dùng chổi và máy hút bụi hút nước để làm sạch lại, cẩn thận hơn thì dùng nước lau sàn để giúp sàn sáng sạch hơn.

+ Dùng xăng thơm để làm sạch sàn: Xăng thơm là chất tẩy rửa sơn thừa trên sàn nhà tương đối an toàn nên được rất nhiều người sử dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và khô rồi nhúng vào dung dịch xăng thơm, chà trực tiếp lên vết sơn dính. Sơn sẽ nhanh chóng bị tan trong xăng thơm và bạn sẽ nhanh chóng làm sạch được sàn nhà khiến sàn sạch và đẹp hơn. Tuy nhiên, phương pháp tẩy sơn này cũng có nhược điểm chính là gây ra các mùi rất khó chịu và bạn cần phải tiến hành các cách khử mùi như dùng nước xịt phòng, dung dịch lau sàn hay dứa thơm,…

+ Tẩy sơn bằng giấy nhám: Cách tẩy sơn này khá đơn giản, bạn chỉ cần đổ 1 chút nước lên vết sơn rồi dùng giấy nhám để đánh sạch nhưng cũng nên chú ý không nên chà sát quá mạnh tay vì có thể gây trầy xước mặt sàn nhà và bạn cũng chỉ nên dùng giấy nhám để vệ sinh nhưng mặt nền gạch trơn, bằng phẳng.

Sử dụng giấy nhám để làm sạch sơn trên nền nhà rất hiệu quả

Sử dụng giấy nhám để làm sạch sơn trên nền nhà rất hiệu quả

+ Sử dụng hóa chất tẩy sơn ATM: Đây là cách tẩy sơn phổ biến nhất trong các công trình mới xây, hóa chất này chuyên được dùng để làm sạch sơn trên các bề mặt kim loại và nền sạch vừa đảm bảo chất lượng mà giá lại rẻ. Tuy nhiên khi làm việc với hóa chất người dùng cần trang bị đầy đủ các  dụng cụ lao động để đảm bảo an toàn.

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bạn đã chọn cho mình cách tẩy sơn trên sàn nhà phù hợp nhất. Nếu bạn có những thắc mắc hay góp ý để bài viết hoàn thiện hơn, xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để chúng ta cùng thảo luận.

Bài viết liên quan

  • Các phương pháp kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước

    Nguồn nước đưa vào hệ thống tháp hạ nhiệt dù đã qua xử lý hay chưa cũng đều mang theo một dư lượng tạp chất không nhỏ, nếu không được tẩy rửa thường xuyên sẽ hình thành cặn bẩn. Và người dùng cần kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước để tránh tác động tiêu cực tới hiệu suất làm…

  • So sánh ADN và ARN – Những điểm giống và khác nhau cơ bản của ADN và ARN

    Mặc dù DNA và RNA được tạo thành từ các nucleotide nhưng giữa chúng lại có một số khác biệt. Tiêu biểu nhất chính là DNA có chuỗi kép và RNA là chuỗi đơn. DNA chịu trách nhiệm truyền thông tin di truyền, trong khi RNA truyền mã di truyền cần thiết cho việc tạo protein. Để hiểu rõ hơn…

  • Ăn mòn tháp giải nhiệt- nguyên nhân của sự ăn mòn

    Tháp giải nhiệt là thiết bị làm mát công nghiệp được ưa chuộng sử dụng hiện nay. Tuy nhiên vấn đề đặt ra với người dùng khi sử dụng thiết bị này là sau một thời gian sẽ gặp vấn đề ăn mòn ở tháp. Sự ăn mòn này xảy ra làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của…

  • Hướng dẫn chọn mua linh kiện tháp giải nhiệt chính hãng

    Tháp giải nhiệt là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, linh kiện tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả làm mát của thiết bị. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, các thiết bị này có thể bị hư hỏng, xuống cấp làm giảm khả năng làm mát…

  • Đô thị hóa tự phát là gì? Nguyên nhân hình thành và ưu – nhược điểm

    Đô thị hóa tự phát là gì? Nguyên nhân nào hình thành nên đô thị hóa tự phát? Những khu đô thị tự phát này có ưu điểm và hạn chế như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. Đô thị hóa tự phát…