Tháp giải nhiệt hay còn gọi là tháp hạ nhiệt là thiết bị làm mát nước được ứng dụng hiệu quả trong các nhà máy, khu công nghiệp hiện nay; giúp hệ thống máy móc được làm mát nhanh chóng, vận hành trơn tru, ổn định. Để tháp giải nhiệt công nghiệp luôn vận hành ổn định, đạt độ bền cao thì nhất định người dùng phải nắm được bí kíp vệ sinh linh kiện tháp giải nhiệt dưới đây.
Những phụ kiện tháp giải nhiệt như: tấm tản nhiệt, cánh quạt, đầu phun tự động, ống chia nước,…đều đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ hoạt động của tháp giải nhiệt nước; giúp tháp vận hành trơn tru và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động; rong rêu, cáu cặn từ nước có thể bám vào các linh kiện này, gây ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành. Do đó, người dùng cần nắm được bí kíp vệ sinh các phụ tùng tháp giải nhiệt đúng cách.
Quy trình vệ sinh, bảo dưỡng linh kiện tháp giải nhiệt
Để vệ sinh, bảo dưỡng các linh kiện tháp giải nhiệt; người dùng cần thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra hiệu quả vận hành của các bộ phận: dây đai, động cơ, cánh quạt,…
– Làm sạch tấm tản nhiệt
– Xả cặn bẩn ở đáy tháp giải nhiệt cooling tower; thay nước mới.
– Kiểm tra tình trạng vận hành của van phao, bảo dưỡng bơm quạt tháp hạ nhiệt.

Người dùng cần chú ý vệ sinh linh kiện tháp giải nhiệt định kỳ
>>Bài liên quan: Vì sao cần thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt?
Cụ thể cách vệ sinh một số linh kiện tháp giải nhiệt cơ bản
Cánh quạt: Người dùng kiểm tra và vệ sinh bụi bẩn bám vào cánh quạt, điều chỉnh độ nghiêng của cánh quạt nếu chưa đạt chuẩn thiết kế.
Tấm tản nhiệt: Đây là bộ phận dễ bị bám nhiều cặn canxi và sắt nên người dùng có thể tiến hành vệ sinh, tẩy cáu cặn cho nó bằng phương pháp dùng hóa chất chống bám cặn và xịt rửa bằng nước sạch.
Ống chia nước: Người dùng sẽ tháo ống chia nước ra, xịt rửa bụi bẩn, rong rêu, cặn canxi bám trên ống. Nếu bộ phận này không được vệ sinh định kỳ thì hiệu suất phun nước của tháp giải nhiệt công nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo.
Đế bồn: Sau một thời gian vận hành, đế bồn của tháp giải nhiệt nước sẽ bám nhiều rong rêu, cặn bẩn. Bởi vậy, người dùng cần làm sạch đế bồn bằng nước sạch, giữ lưới lọc sạch sẽ, tránh gỉ sét.
Đối với các phụ tùng tháp giải nhiệt khác, người dùng chú ý làm sạch bụi bẩn, rêu mốc, sơn chống gỉ định kỳ; để tháp hoạt động với hiệu năng tốt nhất.
>>Có thể bạn quan tâm: Tháp giải nhiệt 15RT
Trên đây là cách vệ sinh, bảo dưỡng các linh kiện tháp giải nhiệt mà người dùng có thể tham khảo để thiết bị có thể vận hành tốt nhất, tăng độ bền. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, người dùng vui lòng liên hệ hotline 0972 882 886 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí.