Các phương pháp kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước

Nguồn nước đưa vào hệ thống tháp hạ nhiệt dù đã qua xử lý hay chưa cũng đều mang theo một dư lượng tạp chất không nhỏ, nếu không được tẩy rửa thường xuyên sẽ hình thành cặn bẩn. Và người dùng cần kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước để tránh tác động tiêu cực tới hiệu suất làm việc cũng như độ bền của thiết bị. 

Các phương pháp tẩy cáu cặn trong hệ thống tháp làm mát nước là gì? Khi thực hiện tẩy rửa người dùng cần lưu ý tới vấn đề gì? Sau đây là thông tin hướng dẫn chi tiết dành cho quý khách.

Có thể bạn quan tâm:

👉 Hướng dẫn cách tính chọn tháp giải nhiệt phù hợp với yêu cầu công việc

👉 Ưu điểm của các sản phẩm đến từ thương hiệu tháp giải nhiệt Tashin

Các phương pháp kiểm soát đóng cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Cáu cặn có thể được kiểm soát hoặc loại trừ nếu người dùng áp dụng một số phương pháp sau đây:

– Kiểm soát hệ số cô đặc: giới hạn nồng độ chất khoáng gây cáy cặn bằng cách xả đáy liên tục hoặc định kỳ (tức là cố ý xả ra một phần nước trong tháp hạ nhiệt để ngăn chặn sự hình thành, kết tụ của các chất khoáng).

– Lắp đặt hệ thống xả đáy tự động hoặc bằng tay: thực hiện xả mỗi 3 – 6 tháng một lần tùy yêu cầu công việc và chất lượng nguồn nước đầu vào.

kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệtKiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt và có độ bền cao

– Sử dụng hóa chất chống cáu cặn: đưa các chất ức chế cáu cặn và điều hòa vào trong nước tuần hoàn. Phương pháp này có thể thực hiện mỗi năm một lần để làm sạch toàn bộ đường ống và tấm giải nhiệt của tháp.

– Xử lý nước đầu vào: làm mềm nước, khử kiềm, trao đổi ion nhằm loại bỏ các chất khoáng gây cáu cặn trong nguồn nước cấp trực tiếp cho tháp giải nhiệt, giúp thiết bị luôn sạch sẽ, hoạt động ổn định và bền bỉ cùng thời gian.

Lưu ý khi thực hiện kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước

Việc tẩy cáu cặn cho tháp hạ nhiệt là rất hữu ích, giúp thiết bị luôn hoạt động tốt nhưng nếu không tẩy đúng cách thì có thể gây hư hỏng hệ thống tuần hoàn và dễ gây ra những sự cố đáng tiếc. Do đó, khi tẩy cáu cặn, bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:

– Trước khi sử dụng hóa chất tẩy rửa cần kiểm tra kĩ lưỡng thành phần hóa học của nước tuần hoàn vì chất lượng nước sẽ quyết định tới loại hóa chất và tỷ lệ hóa chất.

– Khi tẩy rửa tháp bằng hóa chất, người dùng cần kiểm soát độ ăn mòn và thời gian hóa chất chạy tuần hoàn.

– Khi chạy hóa chất xong cần phải xả sạch và thau rửa hệ thống, sử dụng quỳ tím kiểm tra độ pH của nước trong hệ thống tháp hạ nhiệt.

– Kiểm tra kĩ cánh quạt tháp giải nhiệt Tashin hay tháp giải nhiệt LiangChi, thực hiện cân chỉnh hoặc tăng dây đai nếu cần thiết.

– Kiểm tra, vệ sinh và thay thế đầu chia nước nếu có hư hỏng.

– Kiểm tra hệ thống bơm tuần hoàn và các van trên đường ống của tháp giải nhiệt cooling tower.

Hy vọng những thông tin chi tiết trên đây sẽ hữu ích với quý khách khi cần tìm hiểu về các cách kiểm soát cáu cặn trong tháp giải nhiệt nước. Mọi câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp kỹ hơn về cách bảo trì thiết bị này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0972 882 886 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.

Bài viết liên quan

  • Những kết quả đạt được khi vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ

    Để tháp giải nhiệt công nghiệp vận hành trơn tru, ổn định, giữ được độ bền cao thì người dùng không thể bỏ qua việc vệ sinh, bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ. Tuy nhiên, phần lớn người dùng thường không nhận thức được tầm quan trọng của công việc này. Định kỳ kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng…

  • Hướng dẫn loại bỏ rong rêu tảo trong tháp giải nhiệt

    Sự tăng trường sinh học trong hệ thống tháp giải nhiệt nếu không kiểm soát được gây ra tắc nghẽn, mất khả năng trao đổi nhiệt, không có tác dụng hoạt động và gây lãng phí năng lượng.  Vi sinh vật thâm nhập vào hệ thống tháp giải nhiệt thông qua quá trình bổ sung nước và các hạt bụi…

  • Sự khác nhau về nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt vuông và tròn

    Tháp giải nhiệt có 2 loại: tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa nguyên lý hoạt động của 2 loại này là gì thì nhiều người chưa biết. Ngày nay, tháp giải nhiệt được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động công nghiệp như điện lạnh, nhựa công nghiệp, chế biến…

  • Một số điều cần biết về đặc điểm tháp giải nhiệt vuông

    Tháp giải nhiệt trên thị trường hiện nay rất phổ biến, người ta cũng chia tháp giải ra nhiều loại dựa trên một số tiêu chí để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Dựa trên hình dạng của tháp giải nhiệt, người ta chia thành tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông đang được…

  • Đặc điểm, tính chất các vật liệu cấu thành tháp giải nhiệt

    Vì có kích thước lớn, chủ yếu được lắp đặt ngoài trời để làm mát cho nhu cầu sử dụng cao của các nhà máy quy mô lớn nên tháp hạ nhiệt thường được làm từ những vật liệu bền bỉ, chắc chắn. Vậy những vật liệu cấu thành tháp giải nhiệt là gì? Chúng có đặc điểm, tính chất…